CÁC LOẠI BẰNG LÁI XE HIỆN HÀNH VÀ Ý NGHĨA TỪNG LOẠI BẰNG TẠI VIỆT NAM.

  • Địa chỉSố 35 đường số 6, KDC Cityland Park Hills, P10, Gò Vấp.
  • Số điện thoại0902 809 808 - 0938143050 - 0778900089
  • Giờ mở cửaThứ 2 - Thứ 7 / 8AM - 6PM
CloseClose

CÁC LOẠI BẰNG LÁI XE HIỆN HÀNH VÀ Ý NGHĨA TỪNG LOẠI BẰNG TẠI VIỆT NAM.

Nội dung bài viết

    Bằng lái xe là giấy phép cần thiết cho việc điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn giao thông.

    Tại Việt Nam, hệ thống bằng lái xe được phân loại theo các hạng khác nhau nhằm phục vụ cho các loại phương tiện và nhu cầu vận tải đa dạng. Sự phân loại này không chỉ giúp người dân lựa chọn được loại bằng lái phù hợp với loại phương tiện mà họ sử dụng mà còn đảm bảo việc kiểm soát an toàn giao thông hiệu quả.

    Trong bài viết này, Trung tâm dạy lái xe Minh Phát sẽ giúp học viên tìm hiểu chi tiết về các loại bằng lái xe hiện hành tại Việt Nam và ý nghĩa của từng loại.

    Ngoài bằng lái xe hạng A (A1, A2, A3) quy định quyền điều khiển xe máy. Thì những bằng lái xe ô tô như B1, B2, C, D, E, F …là gì, được lái xe hạng gì? Ý nghĩa của chúng ra sao? Bao nhiêu tuổi thì được tham gia học và thi sát hạch, thời hạn của bằng lái xe ô tô.

    Các loại bằng lái xe đang được sử dụng trong luật giao thông đường bộ Việt Nam gồm có bằng lái xe hạng B, hạng C, hạng D, hạng E, hạng F, FC.

    I/ Bằng lái xe hạng A

    • Bằng A1: Bằng lái xe hạng A1 cho phép điều khiển các loại mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50cc đến dưới 175cc. Đây là loại bằng lái phổ biến nhất cho các phương tiện cá nhân nhỏ gọn, phù hợp với những người dùng xe máy phổ thông trong đô thị.
    •  Bằng A2:  Bằng lái xe hạng A2 dành cho xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175cc trở lên. Loại bằng này thường được cấp cho những người lái xe mô tô phân khối lớn hơn, như xe thể thao hoặc xe máy có dung tích lớn, yêu cầu kỹ năng lái xe cao hơn.
    • Bằng A3:  Dành cho xe mô tô ba bánh, loại xe thường được sử dụng trong các hoạt động vận chuyển hàng hóa hoặc các mục đích đặc biệt.
    • Học lý thuyết và thực hành: Tham gia khóa học lý thuyết và thực hành tại các trung tâm đào tạo lái xe.

    Độ tuổi học bằng lái xe hạng A là bao nhiêu?

    Bằng lái xe hạng A quy định thí sinh thi sát hạch phải đủ 18 tuổi tính đến ngày thi.

    I/ Bằng lái xe hạng B

    Là loại bằng lái xe phổ biến nhất hiện nay. Bằng lái xe hạng B là bằng lái xe ô tô quy định quyền điều khiển, người có giấy phép lái xe hạng B được điều khiển xe ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống, xe tải và đầu kéo rơ mooc dưới 3500kg.

    Bằng lái xe hạng B lại chia ra làm hai loại là B1 và B2.

    Bằng B1: Học và thi trên xe số tự động (chỉ chạy được xe số tự động), không được đăng ký kinh doanh. Đây thường là các loại xe hơi cá nhân, ô tô gia đình, hoặc dành cho mục đích công việc nhỏ. 

    Bằng B2:. B2 là loại bằng mở rộng của B1, cho phép lái các loại ô tô từ 4 – 9 chỗ, xe tải có trọng lượng dưới 3,5 tấn và ô tô chở hàng. Quá trình đào tạo B2 thường cần nhiều kinh nghiệm hơn và có thể cần thời gian lâu hơn để hoàn thành, vì bạn sẽ phải làm quen với việc điều khiển các loại xe lớn hơn. B2 thường đòi hỏi nhiều thời gian và chi phí hơn B1 do yêu cầu kỹ thuật và kiến thức về việc vận hành các loại xe lớn.

    B2 : Học và thi trên xe số sàn (chạy được xe số tự động và xe số sàn), được đăng ký kinh doanh vận tải (chạy Grap, Taxi,...)

    Độ tuổi học bằng lái xe hạng B là bao nhiêu? Thời gian học bao lâu?

    Bằng lái xe hạng B quy định thí sinh thi sát hạch phải đủ 18 tuổi tính đến ngày thi. Thời gian học lý thuyết và thi thực hành của bằng lái xe hạng B là 3,5 tháng theo quy định của bộ giao thông.

    Nghĩa là từ lúc nộp hồ sơ đến lúc thi là 3,5 tháng, do đó thí sinh có dự định lấy bằng trước tết thì phải nộp hồ sơ trước đó vào khoảng tháng 08 để có thể thi bằng lái xe vào dịp cuối năm.

    I/ Bằng lái xe hạng C

    Bằng lái xe tải hạng C là bằng lái xe phổ biến theo sau bằng B2, dành cho những người muốn lái các loại xe 4 – 9 chỗ, xe tải có trọng lượng lớn, thường là trên 3,5 tấn. Như vậy bằng lái xe hạng C lái được các loại xe tải, trừ xe Container. Đây thường là các loại xe tải chuyên chở hàng hóa hoặc vận chuyển công cộng.

    Đào tạo cho bằng lái xe tải hạng cần nhiều thời gian và kỹ năng hơn do phải làm quen với việc điều khiển các loại xe tải lớn, đòi hỏi kỹ năng lái và kiến thức về bảo dưỡng xe cũng như an toàn giao thông.

    Bằng lái xe tải hạng C thường đòi hỏi nhiều thời gian và chi phí hơn so với B1 và B2, do phải trải qua quá trình đào tạo và kiểm tra nghiêm ngặt hơn.

    Độ tuổi học bằng lái xe hạng C là bao nhiêu? Thời gian học bao lâu?

    Bao nhiêu tuổi được học lái xe hạng C ? Để thi bằng lái xe hạng C, bộ giao thông quy định độ tuổi là 21 tính đến ngày thi sát hạch. Thời gian từ lúc nộp hồ sơ đến lúc thi sát hạch bằng C là 5 tháng. Tuy nhiên theo đánh giá chủ quan của các học viên thì thi bằng lái xe hạng C không khó hơn nhiều so với bằng lái xe hạng B2.

    I/ Bằng lái xe hạng D, E, F

    • Bằng lái xe hạng D: Điều khiển các loại xe quy định ở hạng C, lái xe chở từ 10 – 30 chỗ ngồi.
    • Bằng lái xe hạng E: Điều khiển các loại xe quy định ở hạng D, lái xe chở trên 30 chỗ ngồi.
    • Bằng lái xe hạng F: Cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng B2, D, E để lái các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng này khi kéo rơ mooc hoặc xe ô tô chở khách nối toa, hạng FC cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng C để lái các loại xe quy định cho hạng C khi kéo rơ mooc, đầu kép semi rơ mooc.

    Điều kiện thi sát hạch giấy phép lái xe hạng D, E, F.  Giấy phép hạng D, E, F là các GPLX chuyên dụng yêu cầu đặc biệt. Đòi hỏi người lái xe phải có kinh nghiệm lái và số Km an toàn nhất định. Do đó để có thể sở hữu nhưn gx laoij bằng lái trên, người lái xe phải làm thủ tục nâng hạng bằng lái xe từ các hạng B và C.

    THỜI HẠN CỦA BẰNG LÁI XE HẠNG  A, B, C, D, E.

    • Thời hạn của bằng lái xe hạng A1, A2, A3 : Không thời hạn
    • Thời hạn của bằng lái xe hạng B1 : Đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm.
    • Thời hạn của bằng lái xe hạng B2 : 10 năm kể từ ngày cấp.
    • Thời hạn của bằng lái xe hạng C : 05 năm kể từ ngày cấp, độ tuổi tối đa là 60 tuổi.
    • Thời hạn của bằng lái xe hạng D, E và các hạng F : 05 năm kể từ ngày cấp

    Kết luận

    Việc phân loại các loại bằng lái xe tại Việt Nam không chỉ giúp việc quản lý giao thông hiệu quả mà còn đảm bảo an toàn cho các phương tiện lưu thông trên đường. Mỗi loại bằng lái xe được thiết kế để đáp ứng nhu cầu và yêu cầu kỹ thuật của từng loại phương tiện cụ thể.

    Việc hiểu rõ ý nghĩa và yêu cầu của từng loại bằng lái sẽ giúp người lái xe chọn lựa chính xác loại bằng phù hợp với nhu cầu và đảm bảo an toàn trong quá trình tham gia giao thông.

     

    Để biết thêm nhiều thông tin chi tiết hơn học viên vui lòng liên hệ : 0938 143 050 Ms.Hợp – 0902 809 808 Ms.Hiền – 0778 9000 89 Ms.Nhi Để được hỗ trợ ngay nhé!

    Trung tâm dạy lái xe Minh Phát rất vui được đồng hành cùng quý học viên !

    Chuyên viên hỗ trợ
    Hotline 0902809808 - 0938143050

     Ms. Hiền

     0902 809 808

     hien@hoclaixehcm.net

    Ms. Hiền

     Ms.Hợp

     0938 143 050

     hien@hoclaixehcm.net

    Ms. Hợp

     Ms. Hải Mi

     077 89 000 89

     hien@hoclaixehcm.net

    Ms. Hải Mi
    Hotline 077 8900 089
    Hotline 0938 143 050
    Hotline 0902 809 808

    Hotline

    SMS

    Zalo Chat

    Fanpage